Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Kỹ Thuật Nuôi Chim Trĩ

Chăm sóc chim qua các thời kỳ sinh trưởng :
Nuôi chim con ( giai đoạn từ 1- 3 tháng tuổi ):
Chim được nuôi trong lồng nhỏ bằng lưới mắt cáo, Sử dụng bóng điện hoặc đèn sưởi đám bảo nhiệt độ 25 -270C. Không nuôi chim con tại nơi có gió lùa, mưa tạt. Che đậy cẩn thận để đảm bảo an toàn cho chim khỏi các vật nuôi khác tấn công: Chó ,mèo , chuột. Khu vực nuôi thường xuyên được khử trùng định kỳ tối thiểu 15- 20 ngày/ lần.
Thức ăn : sử dụng loại cám viên dùng cho gà con, sử dụng loại máng ăn, uống tự chế hoặc máng dùng cho gà miễn sao đảm bảo vệ sinh. Nên cho lượng cám và nước vừa đủ, khi chim ăn hết nhấc máng ra vệ sinh và thay nước mới, Tránh để nước lưu lại sang ngày thứ 2.
Nuôi chim trưởng thành:
Chim được nuôi trong lồng lớn sử dụng thức ăn dành cho gia cầm trưởng thành, gia cầm sinh sản ( cám gà đẻ ) kết hợp với thóc theo tỉ lệ 40 % cám + 60% thóc trong khẩu phần thức ăn. Ngoài ra kết hợp cho ăn thêm các loại rau xanh: rau muống, rau lang, thân cây chuối thái nhỏ ...
Trong quá trình nuôi đàn thường xảy ra hiện tượng chim cắn, mổ nhau: Vị trí mổ thường tập chung vào mắt, đỉnh đầu hoặc lỗ huyệt. Để hạn chế việc này ta có thể sử dụng 1 số phương thức sau :
+ Tách riêng cá thể chim bị cắn, hoặc chim cắn ra khỏi chuồng nuôi từ 3-5 ngày, sau đó thả lại bình thường.
+ Cho ăn bổ sung thêm 1 số khoáng chất: Ca , Zn. Có thể sử dụng loại thuốc chống cắn, mổ bán tại các tiệm thú y để pha vào thức ăn cho chim.
+ Cắt bớt phần mỏ dưới của chim (đây là biện pháp bắt buộc trong quy trình nuôi công nghiệp theo quy mô lớn ). Việc cắt mỏ dưới của chim không làm ảnh hưởng đến ngoại hình ( vì phần mỏ dưới bị che khuất ), không ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của chim trống. Ngoài ra việc cát mỏ còn loại bỏ được nguyên nhân ăn trứng của chim.
+ Chất độn chuồng: 
Yêu cầu chất độn chuồng phải có khả năng hút ẩm, có thể dùng phôi bào, trấu, rơm rạ băm nhỏ. Lưu ý chất độn phải được phơi khô không có mùi mốc, phun sát trùng. Cần có cát, sỏi bổ sung trong nền chuồng để có thể tắm hoặc ăn. 

Chọn chim giống
Chọn những con nhanh nhẹn, mắt sáng, lông bông, bụng gọn, chân mập, khối lượng 20 - 23g là đạt yêu cầu. Loại ngay những con khô chân, vẹo mỏ, khèo chân, hở rốn, bụng nặng, lông bết.
Nhiệt độ, ẩm độ và thông thoáng
Hai tuần đầu tiên chim không tự điều chỉnh thân nhiệt một cách hoàn hảo, do đó các bệnh về đường hô hấp, tiêu hoá dễ phát sinh khi ẩm độ môi trường lên cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ nuôi sống và khả năng sinh trưởng của chim. Thời điểm khi chim xuống chuồng nên để nhiệt ở 350C, sau nhiệt độ được giảm dần xuống 300C khi chim được 3 tuần tuổi.
Từ tuần tuổi thứ 2 cần chú ý đến tốc độ mọc lông ở chim để điều chỉnh nhiệt độ cho thích hợp. Trong quá trình nuôi phải quan sát phản ứng của chim đối với nhiệt độ: Nếu thấy chim tập trung gần nguồn nhiệt, chen lấn chồng đống lên nhau là chuồng nuôi không đủ nhiệt, chim bị lạnh. Nếu chim tản ra xa nguồn nhiệt, kêu, khát nước, há mỏ để thở là bị quá nóng cần phải điều chỉnh giảm nhiệt độ. Nếu chim tụm lại một phía là bị gió lùa rất nguy hiểm, cần che kín hướng gió thổi. Khi đủ nhiệt, chim vận động ăn uống bình thường, ngủ, nghỉ tản đều lồng úm.
Chim con cần chiếu sáng 24/24 giờ trong 4 tuần đầu, sau 5 – 9 tuần giảm thời gian chiếu sáng đến 16h, từ tuần thứ 7 – 9 lợi dụng ánh sáng tự nhiên, đảm bảo cường độ ánh sáng 3W/m2 là đủ. 

 Nước uống
Nước là nhu cầu đầu tiên của chim khi mới xuống chuồng. Cần cung cấp nước sạch, tốt nhất là pha thêm 5g đường Glucoz và 1g Vitamin C/lít nước cho những ngày đầu, nước uống cho chim không được lạnh tốt nhất là hơi ấm 18 – 210C trong vài ngày đầu.
Sử dụng chụp nước tự động bằng nhựa 0,6 – 0,8 lít/50 chim non. Vị trí đặt máng uống phải bố trí cho chim dễ tiếp cận và không bị máng ăn che khuất. Tuân thủ cho chim uống nước trước, sau 2 – 3 giờ mới cho thức ăn.
Thức ăn và kỹ thuật cho ăn
Thức ăn của trĩ là cám tổng hợp, ngô xay, thóc, đậu tương, rau xanh, cỏ, ...
          Ngoài 2 tháng có thể cho trĩ tập ăn thóc bằng cách trộn 10 – 20 % vào khẩu phần ăn. Ở giai đoạn 5 – 8 tháng có thể trộn đến 50 - 60 % thóc vào khẩu phần ăn.
Nhu cầu dinh dưỡng cho Chim Trĩ nuôi thịt có thể tham khảo qua bảng 2.
Sau khi chim được uống nước 2 – 3 giờ thì mới cho ăn, thường cho ăn theo bữa. Thức ăn được trải đều vào nhiều khay tuỳ thuộc quy mô đàn để tránh sự tranh giành thức ăn giữa các con trong đàn. Chỉ nên cung cấp lượng thức ăn vừa đủ, một ngày đêm cho ăn 9 – 10 lượt để thức ăn luôn mới thơm, hấp dẫn tính ngon miệng và tránh lãng phí.
Thức ăn được phối chế cân đối đảm bảo đủ dinh dưỡng cho nhu cầu phát triển của chim trong từng giai đoạn. Khẩu phần ăn có thể phối chế đa nguyên liệu, sử dụng thức ăn bổ sung động vật, thực vật, Premix khoáng vi lượng và Vitamin. Không sử dụng các nguyên liệu bị mốc, nhiễm độc tố Afratoxin hoặc bột cá mặn (có hàm lượng muối cao). Khẩu phần thức ăn được cân đối đủ các chất dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn nuôi, thức ăn phối chế đa nguyên liệu, sử dụng đạm nguồn gốc động vật, thực vật, Premix Vitamin, khoáng vi lượng vv. Dùng đậu tương phải rang chín chim mới tiêu hoá được, nếu chín không đều chim ăn vào sẽ bị rối loạn tiêu hoá.
Thời kỳ đẻ trứng và kỹ thuật ấp nở :
Chim trĩ giống bình quân sau khi nuôi đến 8 tháng tuổi có thể đẻ trứng .
Thời gian đẻ thường từ đầu tháng 1 âm lịch đến khoảng tháng 4 âm lịch, Sau đó chim trĩ ngừng đẻ khoảng 1 tháng rồi tiếp tục đẻ lứa thứ 2 đến khoảng tháng 8 âm lịch thì nghỉ. Bình quân mỗi năm 1 chim mái có thể đẻ từ 68 -80 trứng. Ngoài ra số trứng , thời gian đẻ còn phụ thuộc vào kỹ thuật nuôi, chế độ cho ăn, và quản lý vật nuôi. Nếu cho ăn tăng lượng đạm động vật, canxi cho chim trĩ đẻ 2 quả / ngày hoặc đẻ quanh năm theo ý thích của người nuôi. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng cho trường hợp khai thác trứng chim trĩ làm thương phẩm. Việc nhân giống chim không nên áp dụng, sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của chim bố mẹ cũng như chất lượng con giống sinh ra. Chim trĩ trong tự nhiên không tự ấp trứng, chim thường đẻ nhờ vào tổ chim khác. Vì vậy khi đưa vào nuôi trong môi trường nhân tạo ta phải dùng tác nhân phụ để ấp trứng cho chim.
Mật độ
Tuỳ thuộc vào điều kiện chuồng trại, khí hậu mà quyết định mật độ đàn nuôi.
Nuôi trên lồng: 1 – 4 tuần tuổi: 30 – 40 con/m2
Nuôi trên nền sàn: sử dụng chất độn chuồng, có sân chơi: 5 – 9 tuần : 6 – 15 con/m2; 10 – 16 tuần tuổi : 3 – 5 con/m2 
Vệ sinh phòng bệnh
Kiểm tra đàn chim dựa trên các đặc điểm hàng ngày như sau:
-         Lắng nghe âm thanh bất thường hoặc thiếu vắng âm thanh hàng ngày.
-         Trạng thái đàn chim (uể oải hay hung hăng).
-         Quan sát phân, mùi phân…

Trong chuồng chỉ nuôi chim không nuôi chung với các động vật khác. Định kỳ diệt trừ các loài động vật gặm nhấm, chim hoang và côn trùng có hại khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét